Bạn có thể chuyển độ F sang độ C hoặc độ K và ngược lại chỉ với một vài phép toán đơn giản. Với các bước dưới đây, khi bạn nhận được một giá trị nhiệt độ, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi qua lại giữa ba thang nhiệt độ này.
Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách chuyển đổi độ F sang độ C và độ Kevil và ngược lại.
Từ độ F sang độ C
Nhận biết thang nhiệt độ.
Giá trị gốc của thang độ F và thang độ C là khác nhau, 0°C tương đương với 32°F. Ngoài ra, tốc độ tăng của nhiệt đo bằng độ F và đo bằng độ C cũng khác nhau. Ví dụ, khoảng từ nhiệt độ đóng băng đến nhiệt độ sôi của nước theo độ C là 0-100°, theo độ F là 32-212°
Lấy độ F trừ đi 32. Vì nhiệt độ đóng băng của nước theo độ F là 32°, theo độ C là 0°, do đó bạn có thể chuyển đổi từ độ F sang độ C bằng cách lấy nhiệt độ theo độ F trừ đi 32.
- Ví dụ, nếu nhiệt độ ban đầu theo độ F là 74°, hãy lấy 74 trừ đi 32, ta có 74-32=42
Chia kết quả cho 1,8. Như đã nói ở trên, khoảng từ nhiệt độ đóng băng đến nhiệt độ sôi của nước là 0-100°C, tương đương với 32-212°F. Tức là cứ 180°F thì tương đương với 100°C. Do đó tương quan tỉ lệ tăng nhiệt giữa hai thang nhiệt độ này là 180/100, hay 1,8 sau khi đã tối giản, vì thế bạn cần chia cho 1,8 để kết thúc việc chuyển thang nhiệt độ từ độ F sang độ C. Người ta thường sử dụng máy đo nhiệt độ để xác định nhiệt độ của môi trường hoặc vật thể.
- Ví dụ: sau bước 1, chia kết quả bạn có được là 42 cho 1,8, ta có 42/1,8=23°C. Vậy, 74°F tương đương với 23°C.
- Chú ý: 1,8 bằng với 9/5. Nếu bạn không có máy tính và muốn sử dụng phân thức, bạn có thể chia kết quả ở bước 1 cho 9/5 thay vì 1,8.
Chuyển đổi từ độ C sang độ F
Nhận biết thang nhiệt độ. Quy tắc để chuyển từ độ C sang độ F cũng tương tự như chuyển độ F sang độ C, tức là ta cũng vẫn dùng khoảng chênh lệch nhiệt độ là 32 và chênh lệch tốc độ tăng nhiệt là 1,8, tuy nhiên theo chiều ngược lại.
Nhân nhiệt độ tính theo độ C với 1,8. Nếu bạn muốn chuyển từ độ C sang độ F, bạn chỉ cần làm ngược lại quy trình đã nêu ở trên. Đầu tiên, hãy lấy giá trị tính theo độ C nhân với 1,8
- Ví dụ, bạn có nhiệt độ là 30°C, đầu tiên, bạn lấy 30 nhân với 1,8, hoặc nếu bạn ưu tiên dùng phân số thì nhân với 9/5. Ta có: 30 x 1,8 = 54
Cộng 32 vào kết quả phép nhân. Ở bước trên bạn đã đưa tốc độ tăng nhiệt từ độ C về độ F, bây giờ bạn cần làm tiếp bước quy đổi giá trị gốc bằng cách lấy tích số của phép nhân 30 x 1,8 cộng với 32. Kết quả này chính là nhiệt độ theo độ F mà ta cần tính. Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37 độ C. Nhiệt độ được đo bằng máy đo thân nhiệt gần đây cho thấy nó đã giảm theo thời gian. Nhiệt độ cơ thể người gần đây giảm xuống còn 36,5 độ C.
- Cộng 32 và 54, ta có 54 + 32 = 86°F. Vậy, 30°C tương đương với 86°F.
Chuyển từ độ C sang độ Kelvin
Nhận biết thang nhiệt độ. Độ C được các nhà khoa học tính ra từ độ Kelvin (K).Tuy sự chênh lệch giữa độ C và độ K lớn hơn sự chênh lệch giữa độ C và độ F, độ C và độ K lại có cùng một vận tốc tăng nhiệt. Tỉ số tăng nhiệt của độ C và độ F là 1:1,8 trong khi tỉ số này giữa độ C và độ K là 1:1.
- Điểm đóng băng nước theo của độ Kelvin là một số tương đối lớn – 273,15 – vì thang độ K dựa trên nhiệt độ 0 tuyệt đối, tức là 0K.
Cộng 273,15 vào giá trị theo độ C. Dù 0°C là nhiệt độ đóng băng của nước thì theo phương diện khoa học thì 0°C chính là 273,15°K.[8] Vì tốc độ tăng nhiệt của hai thang nhiệt độ này là như nhau, nên việc chuyển đổi từ độ C sang độ K rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy giá trị theo độ C cộng thêm 273,15.
- Ví dụ, nếu bạn cần chuyển 30°C sang độ K, bạn cộng 273,15 với 30 là được kết quả cuối cùng. Ta có 30 + 273,15 = 303,15K.
Chuyển từ độ Kelvin sang độ C
Nhận biết thang nhiệt độ. Khi chuyển từ độ K sang độ C, ta vẫn giữ tỉ số 1:1. Bạn chỉ cần phải nhớ duy nhất con số 273,15 và thực hiện phép trừ khi chuyển từ độ K sang độ C.
Lấy giá trị theo độ K trừ đi 273,15. Ngược lại với việc chuyển từ độ C sang độ K, khi chuyển từ độ K sang độ C, bạn lấy giá trị theo độ K trừ đi 273,15. Giả sử bạn có giá trị ban đầu là 280K, chỉ cần trừ đi 273,15 là bạn có nhiệt độ tương đương theo độ C, tức là 280K – 273,15 = 6,85°C.
Lời khuyên
- Dưới đây là một số giá trị quan trọng cần nhớ :
- Nước đóng băng ở 0°C, tương đương với 32°F.
- Nhiệt độ cơ thể bình thường là khoảng 37°C hay 98,6°F.
- Nhiệt độ sôi của nước là 100°C hoặc 212°F.
- Độ C và độ F có cùng một giá trị tại -40.
- Luôn kiểm tra lại quá trình tính toán, điều này sẽ giúp bạn khẳng định được kết quả cuối cùng.
- Khi độc giả hoặc đối tượng nhận thông tin của bạn là người nước ngoài, nên sử dụng “độ Celcius” (tiếng Anh: degrees Celcius) thay cho “bách phân” (centigrade) hay “celcius”.
- Hãy nhớ là độ K luôn lớn hơn độ C 273,15 đơn vị.
- Bạn cũng có thể sử dụng công thức C = (F – 32) x 5/9 để chuyển từ độ F sang độ C, và C x 9/5 = F – 32 để chuyển từ độ C sang độ F. Đây là những công thức giản lược của C/100=(F-32)/180. Vì điểm đông của nước nằm trong khoảng 212 nếu ta sử dụng nhiệt kế hồng ngoại hiển thị độ F, ta cần lấy 212 trừ đi 32 để có được điểm gốc 0 của thang nhiệt độ này. Như vậy, tử số hai vế của đẳng thức là tương đương, còn mẫu số biểu thị cho sự chênh lệch trong tốc độ tăng nhiệt của hai thang nhiệt độ.
Bài viết này chúng tôi hướng dẫn bạn cách chuyển đổi độ F sang độ C, độ C sang độ F, độ F sang độ K, độ C sang độ K và độ K sang độ F. Chức các bạn thành công.