Hiển thị tất cả 4 kết quả

Máy đo độ rung, thiết bị đo độ rung Tenmars

Trong các nhà máy, các công xưởng, để đảm bảo máy móc vận hành hiệu quả người ta thường tiến hành kiểm tra định kỳ cho chúng bằng một thiết bị có tên gọi là máy đo độ rung. Để biết được cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như cách thức sử dụng của thiết bị này, xin mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Độ rung của máy móc là gì?

Đó chính mà một mức độ chuyển động qua lại của máy hoặc động cơ của máy móc thiết bị, chúng được đo bằng các thiết bị máy đo độ rung hoặc phần mềm đo rung động.

Độ rung của động cơ được đo bằng đơn vị g (g-force) hoặc đơn vị mm/s (milimet trên giây). Giá trị độ rung thường được đo tại các điểm trên động cơ, bao gồm cả trục động cơ và thân động cơ. Các giá trị đo được thường được so sánh với giá trị ngưỡng độ rung cho phép của động cơ để xác định xem có cần bảo trì hay thay thế linh kiện hay không.

Độ rung của động cơ là một chỉ tiêu quan trọng để đảm bảo hoạt động đúng cách của các thiết bị sử dụng động cơ như máy móc, máy nén khí, máy phát điện, máy kéo. Việc giảm thiểu độ rung của động cơ cũng giúp tăng độ bền và tuổi thọ của thiết bị.

Máy đo độ rung là gì?

Thiết bị đo độ rung là loại máy được sử dụng để kiểm tra sự rung động của các thiết bị, máy móc và động cơ ở các thông số: vận tốc rung, tần số rung, gia tốc rung, biên độ rung… Từ những kết quả đo được này, bạn có thể đối chiếu với các thông số tương ứng mà nhà sản xuất quy định để biết được máy móc có đang hoạt động bình thường hay không.

Cấu tạo của thiết bị đo độ rung

Thiết bị này có nhiều mẫu mã với thiết kế khá nhỏ gọn, bao gồm các bộ phận chính như:

– Bộ điều khiển của máy, các nút như Power, hold, filter, function, nút tăng giảm âm lượng, nút chuyển các giá trị đo

– Các dây cáp

– Sensor để đo độ rung

– Bộ điều khiển và được kết nối với dây cáp, ở phần đầu là một Sensor đo độ rung.

Cấu tạo đơn giản với 3 bộ phận chính
Cấu tạo đơn giản với 3 bộ phận chính

Ngoài ra, ở một số dòng máy đo rung hiện đại còn có thêm bộ thu thập dữ liệu, được gắn trực tiếp lên các động cơ cần đo độ rung. Bộ phận này sẽ giúp thiết bị thu thập dữ liệu hoặc có thể theo dõi thiết bị trong một thời gian dài.

Nguyên lý hoạt động

Các thiết bị đo độ rung sẽ hoạt động theo nguyên lý cơ bản là xử lý các tín hiệu điện áp đã thu được như sau:

Cảm biến gia tốc trên thân máy sẽ tiến hành đo rung động của vật thể cần đo. Đây là loại cảm biến được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp – cảm biến gia tốc áp suất điện có độ nhạy vào khoảng 100mV/g. Từ đó, dưới tác động của độ rung mà các tinh thể áp điện sẽ biến dạng và tạo ra điện tích (gọi là hiện tượng áp điện).

Để đảm bảo được độ biến dạng của tinh thể áp điện thì bên trong các cảm biến này sẽ được đặt sẵn một vật nặng lên nó. Một điện tích được chuyển vào một mạch điện của bên trong cảm biến và sau đó chúng biến đổi thành điện áp.

Sau đó, điện áp được tạo ra sẽ chuyển vào máy đo độ rung thông quan Connector và cáp để từ đó chuyển đổi thành dữ liệu đo.

Thiết bị hoạt động đơn giản bằng cảm biến rung
Thiết bị hoạt động đơn giản bằng cảm biến rung

Thiết bị này làm việc như một vôn kế, tuy nhiên sẽ không hiển thị thông số điện áp. Mà tín hiệu của điện áp sẽ được xử lý và hiển thị dưới dạng các giá trị như vận tốc hoặc gia tốc.

Các thông số đo lường của máy đo độ rung

Muốn sử dụng thiết bị một cách hiệu quả, đem lại kết quả đo chính xác thì trước tiên bạn cần phải hiểu những ý nghĩa thông số của máy. Cụ thể:

– Rung động: là các dao động về cơ học được sản sinh từ những động cơ máy hóc, dụng cụ lao động hoặc phát sinh từ địa chất, kết cấu của những công trình xây dựng. Những dao động này được phân loại thành dạng điều hòa hoặc không điều hòa.

– Gia tốc rung: là đại lượng vectơ đặc trưng của phương, chiều và giá trị tính vận tốc tính được từ chất điểm chuyển đổng. Gia tốc có đơn vị đo là: nm/s2, cm/s2, m/s2.

– Tốc độ rung: cũng là một đại lượng vectơ biểu trưng cho phương, chiều đo và tốc độ nhanh hay chậm của chất điểm chuyển động. Tốc độ rung có đơn vị đo là (g-force).

– Biên độ rung: là chỉ số về độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng của một dao động. Tần số được biết đến là số dao động tính theo một đơn vị thời gian nhất định. Tần số có đơn vị là Hertz (Hz).

Ứng dụng của máy đo rung

Hiện nay, thiết bị đo này được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống, cụ thể như sau:

Thiết bị đo độ rung dùng để làm gì
Thiết bị đo độ rung dùng để làm gì

Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc trong nhà máy, công xưởng

Máy đo độ rung dùng để kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra ngay lập tức với các cá thể, máy móc hoạt động bất thường. Điều này sẽ giúp người dùng kiểm tra và kịp thời bảo trì trước khi có sự hỏng hóc xảy ra để tránh hư hao máy móc, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

Ngoài ra, thiết bị đo độ rung còn dùng để kết hợp với máy đo độ ồn giúp kiểm tra âm thanh khi đang vận hành của máy móc một cách chính xác nhất. Đây cũng được xem là bộ thiết bị chất lượng, mạnh mẽ nhất cho việc chẩn đoán các hư hỏng xảy ra với động cơ, máy móc.

Kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng

Đối với các sản phẩm, máy móc, đặc biệt là động cơ có công suất lớn, người ta thường dùng yếu tố độ rung, đây là một yếu tố quan trọng trong khâu kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi chúng được xuất xưởng.

Ứng dụng đa dạng của máy đo độ rung
Ứng dụng đa dạng của máy đo độ rung

Đo lường các yếu tố dân dụng

Người ta cũng thường sử dụng máy đo độ rung để đo lường, kiểm tra độ rung cho việc xác định các cấu trúc những các tòa nhà, kiểm tra cầu đường… hoặc đo độ rung của hộp số, tuabin và nghiên cứu các dụng cụ điện cầm tay…

Cách sử dụng máy đo độ rung

Để sử dụng thiết bị này cho kết quả chính xác và nhanh chóng, người dùng cần thực hiện các thao tác đo độ rung theo những bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Kết nối thân máy đo với sensor đo độ rung

Bước 2: Khởi động máy bằng cách nhấn nút Power trên thân máy

Bước 3: Dùng bệ từ nam châm gắn kết với gia tốc tại những điểm cần đo lường.

Bước 4: Chọn tham số đo lường phù hợp  như vận tốc, tần số, gia tốc, độ dịch chuyển… bằng cách ấn vào nút chức năng Function trên máy.

Bước 5: Trên màn hình LCD sẽ hiển thị giá trị đo độ rung như vận tốc, tần số, gia tốc…

Hướng dẫn cách sử dụng
Hướng dẫn cách sử dụng

Nút Hold được sử dụng khi giá trị hiển thị trên màn hình đã được ổn định hoặc có độ lặp. Ấn nút Hold thêm một lần nữa để máy có thể trở về chế độ đo bình thường.

Ngoài ra, người dùng còn có thể lựa chọn các đơn vị đo lường độ rung bằng cách ấn phím Metric/Imperial trên máy để chuyển từ đơn vị mét qua fit.

Lưu ý khi sử dụng

Để kết quả đo ra được chính xác nhất, người dùng cần tuân thủ các hướng dẫn khi đo và chú ý thêm một số vấn đề sau:

– Các phép đo độ rung thường gặp: Giá trị trung giới hạn, Rung tần số cao, Rung tần số thấp, Đo gia tốc tổng thể, Đo vận tốc tổng thể

– Sau khi sử dụng máy xong, thì phải tắt máy và vệ sinh sạch sẽ nếu cần thiết.

– Bảo quản máy đo độ rung bằng cách đặt máy ở những nơi nơi khô ráo, thoáng mát, không ẩm mốc và tránh ánh sáng trực tiếp.

Thiết bị đo rung động của máy móc, động cơ
Thiết bị đo rung động của máy móc, động cơ

Ưu điểm của máy đo độ rung cầm tay Tenmars

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy đo rung với đa dạng mẫu mã, chức năng, thương hiệu để khách hàng lựa chọn thích hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Trong số đó, Tenmars là thương hiệu sản xuất máy đo độ rung chất lượng đến từ Đài Loan với nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Có thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn dưới dạng máy đo độ rung cầm tay và đa dạng về mẫu mã, dễ dàng sử dụng trong quá trình làm việc.

– Kết quả cho ra trong thời gian ngắn, đảm bảo sự nhanh chóng và tính chính xác.

– Màn hình hiển thị kết quả rõ ràng và các thông số đo được chính xác như vận tốc, gia tốc hay độ dịch chuyển.

– Máy đo độ rung còn có khả năng tự động tắt nguồn khi không sử dụng đến.

– Đo được độ rung của nhiều loại máy móc hay thiết bị khác nhau trong mọi ngành nghề.

Máy đo độ rung Tenmars ST-140
Máy đo độ rung Tenmars ST-140

Địa chỉ cung cấp máy đo rung Tenmars chính hãng

Như đã nói, tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn cho mình các sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo mua được một chiếc máy đo độ rung chính hãng, độ bền lâu dài thì cần phải tìm đến những địa chỉ bán máy đo độ rung uy tín.

Tenmars Việt Nam tự hào là đơn vị phân phối chính hãng các sản phẩm máy đo độ rung của thương hiệu Tenmars cho thị trường Việt Nam. Tất cả sản phẩm đều cam kết chất lượng và xuất xứ rõ ràng, chế độ bảo hành đầy đủ cùng mức giá ưu đãi nhất.

Vui lòng để lại thông tin bên dưới bài viết để chúng tôi liên hệ lại với bạn hoặc gọi trực tiếp qua hotline để được tư vấn chu đáo nhé!

Kết luận

Qua những thông tin ở bài viết hôm nay, hy vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện về máy đo độ rung để có thể lựa chọn sử dụng thiết bị phù hợp với mục đích của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ở bên dưới để được giải đáp.