Cách phân biệt Aptomat và Contactor

Bài này sẽ giúp bạn cách phân biệt Aptomat và contactor?

Aptomatcontactor đều là những linh kiện điện tử dùng trong ngành điện. Aptomat chức năng chính là bảo vệ quá tải điện trở và ngắn mạch. Còn Contactor dùng làm công tác chuyển đổi mạch điện. Bài này chúng ta sẽ cùng nhau phân biệt sự khác nhau giữa Aptomat và Contactor nhé:

Cách phân biệt Aptomat và Contactor

Cách phân biệt aptomat và contactor như thế nào? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về hai thiết bị này, và cấu tạo của chúng.

Xem thêm bài viết:Cách dùng đồng hồ vạn năng sửa điện tử

1. Aptomat là gì?

Aptomat là gì? Ap-to-mat là thiết bị điện tử được hiểu theo là để đóng ngắt tự động. Tuy vậy, chức năng chính của Aptomat là bảo vệ quá tải và ngắn mạch, chống cháy chập mạng điện. Một số model có thêm chức năng chống giật, chống rò, bảo vệ theo từ nhiệt.

1.1 Cấu tạo của Aptomat:

Cấu tạo của Aptomat gồm các bộ phận sau:

Cấu tạo của Aptomat

2. Contactor là gì?

Contactor là gì? Contactor là một công tác điều khiển điện chuyển đổi mạch điện. Và contactor cũng được điều khiển bởi một mạch điện mang năng lượng thấp hơn rất nhiều mạch điện mà nó đóng cắt.

2.1 Cấu tạo của Contactor

Cấu tạo của Contactor gồm những bộ phận sau:

 

Cấu tạo của Contactor

3. Sự giống, khác nhau giữa Aptomat và Contactor?

Sau đây là cách phân biệt giữa Aptomat và Contactor:

3.1 Giống nhau

Về cơ bản, hai thiết bị này đều dùng để đóng ngắt, chuyển mạch điện dòng điện. Nhưng Contactor lại sử dụng mạch điều khiển còn Aptomat thì không.

3.2 sự khác nhau:

  • Contactor: là thiết bị đóng cắt làm nhiệm vụ đóng mở nguồn điện cho các động cơ, có thể chịu được dòng lớn ở mạng hạ áp.  Công tắc tơ được cấu tạo bởi cuộn hút, các tiếp điểm chính phụ và có thể sử dụng điều khiển từ xa.Việc đóng cắt contactor có thể thực hiện được bằng nam châm điện, khí nén hoặc thủy lực. Loại contactor thông dụng nhất bằng nam châm điện. Ngày nay contactor đã được cải tiến hơn bằng cách cho các xung điện để khóa hoặc mở van bán dẫn. Tần số đóng cắt của contactor rất lớn có thể đạt tới 1800 lần trong 1 giờ.
  • Aptomat: hay còn được gọi với tên khác như: CB hay cầu dao tự động. Aptomat làm nhiệm vụ cấp nguồn và bảo vệ quá tải và ngắn mạch, sụt áp. Aptomat dùng đóng cắt ở mạch điện 1 pha hay 3 pha đều được. Bên cạnh đó aptomat được chia ra thành rất nhiều chức năng và thiết kế khác nhau như: MCB, MCCB, ROCB,…nên tùy mục đích sử dụng mà người tiêu dùng có thể lựa chọn được loại aptomat phù hợp nhất.

Trên đây là bài viết cách phân biệt sự giống và khác nhau giữa Contactor và Aptomat. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *