Hiển thị kết quả duy nhất

Thiết bị đo LCR, LCR Meter

Một trong số các thiết bị đo hữu ích được sử dụng rộng rãi bởi các kỹ sư điện, các các công ty sản xuất thiết bị điện chính là máy đo LCR. Sản phẩm đi kèm với nhiều tính năng hữu ích, đảm bảo đo lường chính xác cao. Vậy thiết bị đo LCR là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động, cách sử dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.

Định nghĩ LCR là gì? Thiết bị đo LCR là gì?

Máy đo LCR tần số cao
Máy đo LCR tần số cao

LCR là viết tắt của ba loại thành phần điện tử quan trọng trong mạch điện: cuộn cảm (L), tụ (C) và điện trở (R). Thiết bị đo LCR được sử dụng để đo các thông số liên quan đến ba loại thành phần này trong một mạch điện. Nó cho phép kiểm tra chất lượng sản phẩm điện tử, phát hiện lỗi và tối ưu hóa thiết kế mạch điện. Đảm bảo rằng các thiết bị điện tử hoạt động chính xác và hiệu quả.

Với sự phát triển của công nghệ, thiết bị này còn được tích hợp thêm nhiều tính năng khác nữa. Hoặc cho phép tích hợp được nhiều loại thiết bị khác nhau trên cùng một sản phẩm như: máy hiện sóng, máy phát xung. Tuy nhiên, giá thành của loại máy này sẽ cao hơn rất nhiều.

Do đó, nếu nhu cầu sử dụng của bạn không cần quá nhiều tính năng cao cấp, hoặc đã có những thiết bị đó thì bạn chỉ cần một máy đo LCR với những tính năng cơ bản là đủ.

Cấu tạo của máy đo LCR

Cấu tạo thiết bị đo LCR
Cấu tạo thiết bị đo LCR

Thành phần quan trọng của thiết bị này là cầu Wheatstone và mạch RC. Thành phần có giá trị cần đo được kết nối ở một trong các nhánh của cầu. Có các quy định khác nhau cho các loại phép đo.

Ví dụ, nếu cần đo giá trị của điện trở, thì cầu Wheatstone xuất hiện trong khi giá trị của điện cảm và điện dung có thể được đo bằng cách so sánh nó với tụ điện tiêu chuẩn có trong mạch RC.

Nguyên lý hoạt động của Thiết bị đo LCR

Trước khi tìm hiểu nguyên lý hoạt động của thiết bị này, bạn phải nắm được một số khái niệm sau:

– Điện trở (R) là khả năng kháng cự của một vật liệu trong quá trình truyền dẫn điện.

– Tụ (C) là thiết bị lưu trữ năng lượng điện trong một môi trường cách điện.

– Cuộn cảm (L) là thiết bị lưu trữ năng lượng trong một môi trường dẫn điện.

LCR Meter hoạt động như thế nào
LCR Meter hoạt động như thế nào

Cách đo trở, tụ và cuộn cảm bằng thiết bị đo LCR

Thiết bị này sử dụng nguyên lý đo hệ số đồng pha giữa điện áp và dòng điện đi qua vật liệu để xác định giá trị của điện trở, tụ và cuộn cảm. Khi thực hiện đo, máy sẽ kết nối với vật liệu cần đo thông qua hai đầu đo. Sau đó nó sẽ tạo ra một tín hiệu điện áp hoặc dòng điện để áp dụng lên vật liệu đó.

Thiết bị đo LCR sẽ đo lại tín hiệu đầu ra sau khi tín hiệu điện áp hoặc dòng điện đã đi qua vật liệu. Dựa trên sự khác biệt giữa tín hiệu đầu vào và đầu ra, bộ phận xử lý trên máy sẽ tính toán được giá trị của điện trở, tụ hoặc cuộn cảm đang được đo.

Các loại thiết bị đo LCR thông dụng

Hiện nay, các dòng thiết bị, máy đo LCR ở Lidinco được chia thành 3 loại sản phẩm chính. Mỗi dòng sản phẩm sẽ phù hợp cho từng ứng dụng khác nhau như sau:

Đồng hồ đo LCR – LCR Meter

Thiết bị đo điện trở, tụ điện Tenmars YF 78
Thiết bị đo điện trở, tụ điện Tenmars YF 78

Đây là dòng sản phẩm thông dụng có giá thành khá rẻ so với hai dòng sản phẩm còn lại. Thiết bị này thường được sử dụng trong các công việc kiểm tra board mạch ở những cửa hàng, sửa chữa điện thông thường.

– Ưu điểm

Giá thành rẻ, đơn giản dễ sử dụng

Dễ dàng mua được ở nhiều nơi

Đáp ứng đầy đủ các chức năng đo thiết yếu

– Nhược điểm

Không kiểm tra nhanh được thông số các loại linh kiện dán.

Nhíp đo LCR – LCR Reader

Thiết bị đo LCR này chuyên dùng trong các xưởng sản xuất, nhà máy. Những nơi cần phải kiểm tra các linh kiện, board mạch một các hàng loạt hoặc những loại linh kiện dán (SMD).

Đối với những loại linh kiện dán đòi hỏi kiểm tra ngay trên mạch bạn không thể sử dụng các dòng đồng hồ đo LCR cầm tay hoặc để bàn thông thường. Mà cần phải tốn thời gian để tháo linh kiện ra đo sẽ làm giảm hiệu suất công việc.

Do đo, đối với loại linh kiện loại dán này nhíp đo LCR là một sự lựa chọn tối ưu nhất.

Các dòng nhíp đo LCR ngày nay còn được trang bị thêm các tính năng đặc biệt như một máy hiện sóng, phát xung, sóng cho khả năng làm việc đa dạng linh hoạt.

Nhíp đo LCR – LCR Reader
Nhíp đo LCR – LCR Reader

– Ưu điểm

Thiết kế đơn giản, dễ dàng thao tác

Cho phép thực hiện phép đo nhanh

Tính năng đa dạng

– Nhược điểm

Giá thành tương đối cao  

Thiết bị đo LCR để bàn

Máy đo LCR này chuyên sử dụng cho các công việc trong phòng thí nghiệm nghiên cứu, công việc trong nhà máy. Những nơi đòi hỏi các thiết bị có dải đo rộng. Khả năng tính toán, lưu trữ và phân tích thông số trên thiết bị hoặc kết nối với PC để đạt được sự đồng nhất cao.

LCR meter dạng để bàn
LCR meter dạng để bàn

– Ưu điểm

Dải đo rộng, độ chính xác cao

Tính năng đo đa dạng   

Có bộ nhớ lưu trữ và phân tích dữ liệu

– Nhược điểm

Giá thành cao

Kích thước lớn, không thích hợp cho những công việc đòi hỏi tính linh hoạt cao

Dải đo hẹp do hầu hết đo để linh kiện, board mạch

Hướng dẫn cách sử dụng thiết bị đo LCR

Phương pháp sử dụng các loại đồng hồ LCR đo thông số linh kiện điện tử cũng khá đơn giản với các bước như sau:

Đối với đồng hồ đo LCR cơ bản

Hướng dẫn sử dụng thiết bị
Hướng dẫn sử dụng thiết bị

Bước 1: Kiểm tra sơ bộ thông số linh kiện trước khi thực hiện phép đo

Bước 2: Điều chỉnh thang đo trên thiết bị sao cho gần đúng với thông số đọc trên linh kiện

Bước 3: Cố định linh kiện lên dụng cụ giữ (vì khi tay tiếp xúc với linh kiện có thể làm lệch kết quả đo)   

Bước 4: Kẹp que đo vào chân linh kiện

Bước 5: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình  

Đối với thiết bị đo LCR chuyên nghiệp

Loại máy đo LCR này cho phép thực hiện đa dạng phép đo hơn và độ chính xác cao hơn. Bởi nó có chức năng kiểm tra linh kiện ở cả miền tần số. Phương pháp đo như sau:

Bước 1: Chuyển chế độ đo về L/C/R/Z để đo các loại linh kiện

Bước 2: Gắn que đo vào thiết bị que đỏ với cổng + và que đen với cổng –

Bước 3: Cố định linh kiện lên dụng cụ giữ (vì khi tay tiếp xúc với linh kiện có thể làm lệch kết quả đo)   

Bước 4: Kẹp que đo vào hai chân của linh kiện, động hồ sẽ tự chọn thang đo và chế độ đo phù hợp cho từng loại linh kiện khác nhau

Bước 5: Điều chỉnh tần số thử nghiệm bằng phím FREQ về mức tần số gần đúng nhất

Bước 6: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình

Ứng dụng của LCR meter trong công nghiệp

Ngày nay, các loại máy đo LCR rất phổ biến bởi nhu cầu sử dụng nhiều. Đa số chúng được dùng trong việc kiểm tra, sửa chữa các board mạch, linh kiện điện tử. Từ đó giúp bạn nhanh chóng tìm ra những hỏng hóc của linh kiện và khắc phục nó dễ dàng. Cụ thể:

Ứng dụng đa dạng của máy đo LCR
Ứng dụng đa dạng của máy đo LCR

– Ứng dụng trong công việc kiểm tra, sửa chữa thông thường, cá nhân

– Ứng dụng trong công nghiệp kiểm tra hàng loạt

– Ứng dụng trong công việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, IQC, kiểm tra hệ thống tự động.

Ưu điểm của máy đo cuộn cảm, tụ điện, điện trở

Thiết bị đo LCR của hãng Tenmars là sản phẩm hiện đại, nó tích hợp nhiều chức năng và mang đến các ưu điểm khác nhau:

– Thiết kế khá nhỏ gọn, tích hợp 3 chức năng đo chính. Bên cạnh đó, máy cũng cung cấp nhiều chức năng đo lường khác như đo điện áp một chiều xoay chiều, đo tần số, đo đi-ốt, đo Z, Y, θ…

– Dễ dàng hiệu chỉnh và sử dụng nhanh chóng, người dùng chỉ cần kết nối hai đầu dò của máy đo với DUT.

– Trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất máy đo LCR, điều này giúp bạn có sự lựa chọn đa dạng hơn.

Giá các dòng thiết bị đo LCR

Đối với các dòng thiết bị đo cuộn cảm, tụ điện, điện trở này giá cả sẽ rất đa dạng tùy thuộc vào các thông số của máy. Các thông số chính ảnh hưởng đến giá như

  • Độ chính xác
  • Dải đo 
  • Tính năng đo của máy

Địa chỉ mua thiết bị đo LCR chất lượng, uy tín

Nếu có nhu cầu mua máy đo LCR chất lượng, giá cả hợp lý, bạn có thể tham khảo các sản phẩm chất lượng đến từ Tenmars. Đây là thương hiệu hàng đầu chuyên sản xuất thiết bị đo điện của Đài Loan.Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối chính hãng bởi Tenmars.vn. Máy có thiết kế nhỏ gọn, bảo hành 12 tháng trên toàn quốc. Giá cực tốt. Chúc các bạn tìm được thiết bị đo dò LCR đúng ý mình.